Các vị trí trong gian bếp khách sạn
Đã bao giờ bạn gọi bữa tối tại một nhà hàng, khách sạn sang trọng và khi chúng được dọn ra, bạn băn khoăn tự hỏi làm thế nào mà những món ăn này lại có thể nóng, ngon và đẹp mắt trong cùng một lúc như thế?
Để dễ hình dung hơn, hãy tưởng tượng lại một bữa tiệc gia đình mà tự bạn chuẩn bị. Chắc hẳn bạn đã nếm trải cảm giác khó khăn khi phải vừa xào nấu, vừa chuẩn bị rau, vừa nghiền khoai tây thậm chí là cả nước sốt để cả nhà và những vị khách có thể ăn tối đúng giờ, đúng không?
Tại các nhà hàng, khách sạn lớn cũng vậy. Để có thể phục vụ bạn những món ăn tuyệt hảo trong thời gian ngắn nhất có thể là nỗ lực của rất nhiều bộ phận với nhiệm vụ riêng biệt, tạo thành một mắt xích không thể cắt rời. Chính vì vậy nhà hàng luôn trang bị xe đẩy thức ăn để chuẩn bị cho khách hiểu quả nhất.
Hãy cùng tìm hiểu xem có những ai trong gian bếp hiện đại bậc nhất nhé
Executive Chef (Chef de Cuisine - Bếp trưởng): Đây là vị trí có quyền lực cao nhất trong mỗi gian bếp. Trong mỗi nhà hàng, chỉ có duy nhất 1 vị trí bếp trưởng nên cuộc chiến cạnh tranh để trở thành người đứng đầu thường rất khốc liệt. Để có thể tiếp nhận vị trí này, bạn sẽ phải trải qua những khóa học đầu tạo bài bản cùng với ít nhất hơn mười năm kinh nghiệm. Khi trở thành đầu bếp, bạn sẽ hiếm khi phải bận tâm tới quy trình sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu mà sẽ phải có cái nhìn bao quát, giám sát và vận hành cả gian bếp được hoạt động trơn tru và lên menu với những món mới mà bạn nghĩ ra.
Xem thêm xe đẩy thức ăn inox 2 tầng của công ty Hành Tinh Xanh
Ảnh nguồn Internet
Sous Chef - Bếp phó: Đây là cánh tay phải của bếp trưởng, một gian bếp có thể nhiều bếp phó. Họ là những chuyên gia nấu ăn, thường sẽ đảm nhiệm vào công việc chế biến một cách chi tiết hơn so với đầu bếp. Nhiệm vụ chính của họ là quan sát chi tiết quá trình chế biến từng món ăn và các công đoạn để đảm bảo tất cả các món ăn trong trạng thái hoàn hảo nhất tới khi được phục vụ.
Pastry Chef (Patissier - Đầu bếp bánh): Trong hầu hết các trường hợp, để trở thành một đầu bếp bánh bạn phải trải qua một khóa học chuyên nghiệp tại các trường hay chương trình dạy làm bánh chứ không đơn thuần là một khóa học nấu ăn đơn thuần. Nhiệm vụ chính của vị trí này thường xoay quanh các loại bánh ngọt, bánh mì, các món tráng miệng. Tại một số nhà hàng đặc biệt, đây là vị trí có quyền lực tương đương với bếp trưởng.
Station Chef (Chef de Partie - Bếp trưởng bộ phận): Theo cách hiểu đơn giản nhất, đây là vị trị phụ trách trong một lĩnh vực ẩm thực nhất định trong bếp, ví dụ như nấu súp, làm salad hay chịu trách nhiệm với các món nướng. Họ làm việc dưới sự quản lý của bếp trưởng, bếp phó đồng thời đảm bảo rằng công đoạn sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu và sản phẩm mà họ phụ trách có chất lượng và hương vị tuyệt hảo nhất.
Saucier (Người làm nước sốt): Tất nhiên, nhiệm vụ chính của Saucier là chế biến tất cả các loại nước sốt, nước chấm. Vị trí này đặc biệt quan trong trong những món ăn cần hương vị đậm đà, đực trưng như các món Pháp.
Poissonier (Fish Cook): Để có thể trở thành một Poissonier, bạn cần phải am hiểu về các loại cá , hải sản để biết được cách thức sơ chế và chế biến phù hợp. Đối với những nhà hàng Nhật, đây là vị trí có yêu cầu rất cao và đòi hỏi khả năng dùng dao điêu luyện để làm ra các món Sushi, Sashimi có chất lượng tuyệt hảo nhất.
Entremetier (Vegetable Cook): Những người đầu bếp chuyên phụ trách về phần rau thường có nhiệm vụ rất đa dạng, phụ thuộc vào mỗi loại món ăn. Họ có thể tham gia vào chuẩn bị, chế biến các món súp, rau, khoai tây, gạo và thậm chí là các món trứng. Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ chế biến mì Ý và các món khai vị nóng.
Entremetier (Vegetable Cook) là đầu bếp chuyên phụ trách phần rau
Rotisseur (Meat Cook): Tất cả các món thịt được phục vụ trong nhà hàng, khách sạn đều qua bàn tay “phù phép “ của các Rotisseur. Họ có thể làm ra tất cả những món ăn được làm từ thịt như thịt rang, thịt om cho tới những dải thịt nướng thơm phức. Đôi khi, công việc của Rotisseur sẽ bị “chồng chéo” với những Saucier trong những món thịt cần đi kèm vơi nước sốt.
Fry Cook: Đầu bếp chuyên chịu trách nhiệm về các món chiên.
Đầu bếp chuyên chịu trách nhiệm về các món chiên
Pantry Chef (Gard Manger): Có nhiệm vụ trong việc chuẩn bị và chế biến loại thức ăn cần giữ lạnh, như salad hay các món kem, hoa quả tráng miệng. Một trong những đặc trưng của vị trí này là phải biết các mẹo cắt tỉa cũng như trang trí món ăn sao cho đẹp mắt và hấp dẫn nhất.
Commis - phụ bếp: đây là vị trí vất vả nhất trong bếp . Nhưng để leo tới những cấp bậc cao hơn , comis phải lao động hết mình , không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề và kiến thức chuyên môn..
Expediter: Đây là chiếc cầu nối giữa nhà bếp và các nhân viên phục vụ, mắt xích cuối cùng trong dây chuyền đưa thức ăn từ nhà bếp, sử dụng xe đẩy đồ ăn khách sạn để thức ăn lên trên xe đến trước khi cũng được đặt lên bàn khách.
Không quan trọng xuất phát điểm của bạn ở đâu hay bạn tài giỏi đến như nào, trong thế giới ẩm thực có rất nhiều vị trí phù hợp với bạn. Chỉ cần bạn chăm chỉ và có tình yêu với những gian bếp, bạn có thể làm việc tại những gian bếp sang trọng và học hỏi những bậc thầy nấu ăn nổi tiếng nhất.
Vậy bạn cảm thấy mình phù hợp với việc làm bếp nào?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét